8 ĐIỀU QUAN TÂM ĐỂ BẠN CÓ HÀM RĂNG CHẮC KHỎE
Chăm sóc sức khỏe răng miệng là một vấn đề quan trọng không thể thiếu trong đời sống hàng ngày, nếu răng Bạn bị hư hỏng, lung lay, đau nhức sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, dinh dưỡng và sức khỏe cơ thể. Chính vì vậy Bạn cần lập kế hoạch chăm sóc răng miệng đúng cách và khoa học nhất. Các vấn đề Bạn cần lưu ý chăm sóc răng miệng mà Nha khoa Trí Việt chi tiết cụ thể:
1. Dụng cụ vệ sinh răng miệng hàng ngày:
Bộ dụng cụ vệ sinh răng miệng cơ bản tại nhà gồm có:
- Kem đánh răng, bàn chải đánh răng (thêm bàn chải kẽ hoặc dùng bàn chải bằng điện nếu muốn).
-
Chỉ nha khoa.
-
Nước súc miệng diệt khuẩn hoặc nước muối sinh lý.
-
Dụng cụ làm sạch vùng lưỡi
-
Các dụng cụ trên Bạn phải lựa chọn loại có chất lượng và lưu ý nên dùng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa Flour giúp răng chắc khỏe chống lại vi khuẩn gây bệnh.
2. Vệ sinh răng miệng đúng cách:
Khi đã có đầy đủ dụng cụ vệ sinh răng miệng như trê Bạn cần kiên trì thực hiện đầy đủ, liên tục mỗi ngày các bước chăm sóc (Thực tế cho thấy thực hiện đầy đủ vệ sinh răng miệng hàng ngày giảm đến gần 80% các bệnh liên quan đến răng và nướu).
Vệ sinh răng miệng đúng cách:
-
Chải răng 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm
-
Vệ sinh lưỡi và nướu răng
-
Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng
-
Dùng nước súc miệng loại bỏ vi khuẩn, mảng bám còn sót lại trong khoang miệng
3. Bảo vệ răng ngay từ khi còn nhỏ:
-
Bạn nên biết răng sữa đóng vai trò quan trọng trong những năm đầu đời của bé trong việc ăn dặm, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể ngoài sữa mẹ.Răng sữa đóng vai trò giữ chỗ, định hướng mọc các răng vĩnh viễn sau này nên việc răng sữa bị sâu hoặc hư hỏng rụng sớm sẽ khiến trẻ có khả năng có một hàm răng không đều đặn, khấp khểnh không đẹp, làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý về răng miệng khi lớn lên.
-
Chính bởi vì vậy, Bạn nên chăm sóc bảo vệ răng miệng cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ từ lúc bé mọc những chiếc răng sữa đầu tiên.
-
Vệ sinh nướu cũng rất cần phải xem trọng.
-
Tập cho bé có thói quen chải răng đúng cách, có chế độ ăn uống bổ sung dinh dưỡng, canxi và hạn chế trẻ ăn nhiều đồ ngọt dễ làm hư răng.
4. Chăm sóc nướu và lưỡi:
Bạn chỉ chăm sóc răng thôi vẫn chưa đủ mà Bạn cần đảm bảo cho nướu và lưỡi cũng luôn sạch sẽ vì nướu răng có mối liên hệ chặc chẽ, giữ răng vững chắc trên cung hàm, nếu nướu bị sưng viêm sẽ khiến răng dễ lung lay rụng đi dù không bị sâu hay viêm tủy.Các bệnh về nướu như chảy máu, viêm nướu, lưỡi không được vệ sinh sẽ gây ra hôi miệng và ảnh hưởng đến công việc, giao tiếp hàng ngày. Vì vậy Bạn cần chăm sóc vệ sinh nướu và lưỡi phải thật kỹ mỗi ngày cùng lúc với vệ sinh răng.
5. Từ bỏ thói quen có hại cho răng miệng:
-
Thói quen dùng bàn chải cứng và chải răng ngang, sử dụng lực chải răng quá mạnh sẽ làm bạn bỏ sót những chỗ kẽ răng mà còn làm cho răng và nướu bị tổn thương, mòn men răng từ đó răng sẽ yếu đi, dễ bị vi khuẩn tấn công gây hại. Đây là thói quen đầu tiên cần phải từ bỏ. Hãy chọn cho mình bàn chải lông mềm và nhẹ nhàng khi chải răng nhé!
-
Thói quen dùng tăm xỉa răng sau khi ăn sẽ làm cho kẽ răng lớn dần, răng thưa ra và giắt nhiều thức ăn hơn cũng cần phải thay thế bằng cách dùng chỉ nha khoa.
-
Nên tập chải răng nhẹ nhàng 2 lần một ngày là đủ, không nên chải răng nhiều lần trong ngày. Với các bữa phụ chỉ cần dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng loại bỏ vi khuẩn, vụn thức ăn là được.
-
Khi ăn nhai nên dùng lực nhai cả 2 bên hàm sẽ khiến cho cơ mặt được cân đối, không gây ra việc rối loạn khớp thái dương gây ra đau nhức, ảnh hưởng đến sức khỏe.
6. Kiểm tra răng miệng định kỳ hàng năm:
-
Hơn 20% các bệnh lý răng miệng sẽ được ngăn chặn nếu như bạn có thói quen lên lịch và khám răng định kỳ tại nha khoa.
-
Định kỳ Bạn kiểm tra 6 tháng/ lần
-
Một là để vệ sinh, cạo vôi răng loại bỏ các mảng bám không được làm sạch dù vệ sinh răng miệng đúng cách tại nhà.
-
Hai là để kiểm tra, phát hiện và điều trị các bệnh lý nếu răng bị sâu, nha chu, viêm nhiễm.
-
Cuối cùng bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên chăm sóc răng miệng cho bạn tốt nhất
7. Chú ý đến vần đề ăn uống, dinh dưỡng:
Chế độ dinh dưỡng hợp lý có tác dụng rất lớn trong việc ngăn ngừa sâu răng. Hãy lựa chọn các loại thực phẩm giàu giá trị, nhóm các loại thực phẩm tốt cho cơ thể như: sữa, trứng, rau củ quả, trái cây,… Chú ý tránh các loại thực phẩm quá cay, quá nóng, quá lạnh có hại cho men răng.
8. Không sử dụng chất kích thích:
-
Các chất kích thích không hề tốt cho răng như thuốc lá, bia, rượu, cà phê,… đều có thể bào mòn men răng, gây ra tình trạng ố vàng, xỉn màu kém thẩm mỹ cần phải từ bỏ.
-
8 Điều cần lưu ý để Bạn có hàm răng chắc khỏe chỉ cần Bạn thực hiện đều đặn mỗi ngày với các lưu ý như trên mà Trí Việt đưa ra là Bạn đã có hàm răng chắc khỏe như Bạn mong muốn.
-
Nếu Bạn còn thắc mắc các vấn đề nào khác mà Bạn cần phải giải đáp hãy liên hệ ngay với Trí Việt theo số Hotline 0902 327 072 hoặc đến trực tiếp nha khoa Trí Việt để được bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Địa chỉ Nha khoa: 849, Phan Văn Trị, Phường 7, Gò Vấp (Đối diện CoopMart Phan Văn Trị)
BẢNG GIÁ THAM KHẢO RĂNG SỨ CỐ ĐỊNH
Răng sứ cố định |
Đơn vị |
Giá (VNĐ) |
---|---|---|
Răng kim loại (BH 3 năm) |
răng |
1.200.000 |
Răng sứ Titan (BH 5 năm) |
răng |
2.200.000 |
Răng sứ Cromcobalt (BH 5 năm) |
răng |
2.500.000 |
Răng toàn sứ Zirconia (BH 7 năm) |
răng |
4.200.000 |
Răng toàn sứ Cercon HT (BH 10 năm) |
răng |
5.200.000 |
Răng toàn sứ Ceramil Zolid (BH 10 năm) |
răng |
6.200.000 |
Răng sứ Lava_Plus 3M (BH 15 năm) |
răng |
7.500.000
|