Nghiến răng khi ngủ là một vấn đề thường gặp nhưng ít người hiểu rõ nguyên nhân và hậu quả của nó. Thói quen vô thức này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe răng miệng như mòn men răng, đau cơ hàm hay thậm chí là rối loạn khớp thái dương hàm. Vậy tại sao chúng ta lại nghiến răng khi ngủ và có những cách nào để khắc phục hiệu quả? Hãy cùng Nha Khoa Trí Việt Gò Vấp tìm hiểu chi tiết để bảo vệ nụ cười và sức khỏe của bạn!
Nghiến răng khi ngủ là bị gì?
Nghiến răng là tình trạng cắn chặt 2 hàm vô thức trong lúc ngủ và thường sảy ra vào ban đêm. Hoạt động nghiến răng khi ngủ không phục vụ cho chức năng nhai, do đó nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên có thể gây quá tải cho xương và cơ hàm.
Nghiến răng khi ngủ là tật xấu xuất hiện phổ biến ở cả trẻ em và người lớn tuổi. Dấu hiệu của ngủ nghiến răng thường thấy là cảm giác đau đầu, đau răng, mỏi hàm khi ngủ dậy hoặc các vấn đề khác như mòn hoặc mẻ răng. Tuy nhiên, không phải ai nghiến răng cũng có các dấu hiệu trên, tùy vào thể trạng của mỗi người mà dấu hiệu sẽ xuất hiện hoặc không.
Tại sao ngủ lại nghiến răng?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghiến răng vô thức trong lúc ngủ, phổ biến nhất như:
+ Do Stress
Nhiều nghiên cứu cho thấy, yếu tố tâm lý điển hình là lối sống quá căng thẳng có ảnh hưởng đáng kể đến tật nghiến răng. Căng thẳng cảm xúc được xem là yếu tố chính kích hoạt đến tật xấu này.
Nghiến răng ban đêm có thể là sự giải tỏa những căng thẳng đã hoặc đang diễn ra vào ban ngày. Căng thẳng đi kèm với cảm giác lo âu, kìm nén có thể kích hoạt các hoạt động của não bộ, khiến thần kinh bị kích thích và gây ra các phản ứng của nghiến răng.
Nghiến răng do stress
+ Do tích cách
Những người có tích cách mạnh mẽ, dễ kích động, thích cạnh tranh có khả năng mắc chứng nghiến răng khi ngủ cao sơn so với những người có tính cách nhẹ nhàng.
+ Do tuổi tác
Chứng nghiến răng thường xảy ra ở trẻ nhỏ vì trẻ chưa kiểm soát được cảm xúc của mình, khi trẻ lớn lên chứng này cũng sẽ biến mất.
+ Do yếu tố di truyền
Nếu các thành viên trong gia đình mắc chứng nghiến răng khi ngủ thì nguy cơ cao bạn cũng sẽ mắc phải chứng này. Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người bị nghiến răng khi có thành viên trong gia đình từng mắc trước đây chiếm từ 21- 50%.
+ Do thuốc và chất kích thích
Tác dụng phụ của các loại thuốc như: thuốc chống trầm cảm, thuốc chống suy nhược, thuốc an thần,…có thể làm tăng nguy cơ nghiến răng vào ban đêm. Ngoài ra, các thức uống có chứa các chất kích thích như rượu, bia,…cũng có tác dụng tương tự.
+ Do rối loạn khớp cắn
Rối loạn khớp cắn cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Chúng cản trở đường đi của hoạt động ăn nhai bình thường. Nguyên nhân có thể xuất hiện ở một hoặc một nhóm răng.
+ Do dị ứng
Nghiến răng cũng có thể xuất hiện khi bị rối loạn tiêu hóa, nhiễm ký sinh trùng đường ruột hoặc dị ứng thức ăn. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra chứng nghiến răng trầm trọng ở trẻ em.
+ Do thiếu dinh dưỡng
Cơ thể thiếu vitamin, mất cân bằng enzym cũng có thể ảnh hưởng đến chứng nghiến răng. Bên cạnh đó, rối loạn dinh dưỡng, nội tiết, tiết niệu cũng dẫn đến chứng nghiến răng khi ngủ, thường xảy ra chủ yếu ở trẻ em.
+ Do rối loạn thần kinh
Các rối loạn thần kinh trung ương cũng liên quan đến nghiến răng: chứng bại não, động kinh, bệnh Down, bệnh Huntington, bệnh Leigh, bệnh Parkinson, nhiễm khuẩn màng não, stress sau chấn thương, hội chứng Rett.
Nghiến răng khi ngủ có nguy hiểm không?
Nghiến răng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
Nghiến răng là hoạt động không dùng để thực hiện các chức năng của hệ thống nhai, do đó có thể gây chấn thương khớp cắn. Khớp cắn hoạt động nhiều ảnh hưởng đến chức năng cơ, tác động đến khớp thái dương hàm. Sai khớp cắn là một trong các nguyên nhân cơ bản dẫn đến nghiến răng khi ngủ. Và hậu quả có nó là có thể sẽ mắc chứng đau khớp thái dương hàm.
Bên cạnh đó, nghiến răng khi ngủ còn dẫn đến các ảnh hưởng khác như:
- Tổn thương răng, xương hàm
- Răng trở nên nhạy cảm do mòn, dễ bị gãy, ố vàng
- Ảnh hưởng đến các phục hình răng
- Rối loạn khớp thái dương hàm
- Đau đầu, đau mặt, đau hàm nặng
- Biến dạng khuôn mặt
Mẹo chữa nghiến răng khi ngủ dân gian
Dưới đây là một số biện pháp dân gian mà bạn có thể tham khảo và áp dụng để hạn chế chứng nghiến răng khi ngủ:
+ Uống sữa ấm
Trước khi đi ngủ, bạn hãy uống một cốc sữa ấm pha với bột nghệ. Tryptophan có trong sữa sẽ giúp các dây thần kinh được thư giãn và mang đến cho bạn giấc ngủ ngon hơn.
Đặc biệt, khi kết hợp với nghệ sẽ gia tăng hoạt động chống oxy hóa và chống viêm tự nhiên. Điều này tác động tích cực đến việc giảm chứng nghiến răng khi ngủ.
+ Chườm ấm
Chườm ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp các cơ xung quanh răng, hàm, miệng, cổ được thư giãn. Đồng thời, tăng cường lưu thông máu đến các khu vực này. Từ đó, hạn chế các tác hại tiềm tàng của chứng nghiến răng khi ngủ.
+ Massage hàm
Massage hàm là một cách hiệu quả để giảm thiểu căng thẳng – nghiên nhân gây nghiến răng khi ngủ. Sau đây là các bước massage hàm mà bạn có thể tham khảo:
- Bước 1: Mở đóng, chuyển động tròn lặp đi lặp lại để cơ hàm được thư giãn.
- Bước 2: Cho một vài giọt tinh dầu vào đầu ngón tay và massage theo chuyển động tròn.
- Bước 3: Kết hợp massage cơ cổ, cơ vai, trán và khu vực 2 bên đầu để máu lưu thông tốt hơn và đạt hiệu quả điều trị cao hơn.
Cách trị nghiến răng khi ngủ
Các biện pháp dân gian kể trên sẽ không đem lại hiệu quả nếu bạn nghiến răng ở mức độ nặng. Khi đó bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
+ Sử dụng thuốc
Thuốc sẽ không đem lại hiệu quả cho việc điều trị tật nghiến răng mà nó chỉ có tác dụng làm giảm sự căng cơ quá mức do nghiến răng. Một số loại thuốc thường sử dụng là thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ.
Để kiểm soát căng thẳng hoặc các vấn đề về cảm xúc, bác sĩ cũng có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc như: chống trầm cảm, thuốc chống lo lắng.
+ Một số phương pháp khác
Để giảm chứng nghiến răng về đêm bạn nên:
- Trị liệu tâm lý: Tìm đến sự giúp đỡ của các bác sĩ tâm lý hay bác sĩ trị liệu để kiểm soát tốt căng thẳng, từ đó giảm chứng nghiến răng.
- Thay đổi hành vi: Điều chỉnh thói quen vận động miệng và hàm về vị trí thích hợp cũng giúp ích cho việc điều trị chứng nghiến răng.
+ Sử dụng máng chống nghiến răng
Máng chống nghiến răng tại Nha Khoa Trí Việt
Máng chống nghiến là một vật dụng nha khoa được đeo trong lúc ngủ. Nó đóng vai trò ngăn cách hàm trên và hàm dưới, giúp bảo vệ mặt răng khỏi sự mài mòn. Hiện nay, một số loại máng còn có tác dụng điều chỉnh thói quen vận động hàm, từ đó giúp hạn chế nghiến răng.
Nghiến răng khi ngủ là một vấn đề cần được quan tâm đúng mức để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống. Việc nhận biết nguyên nhân và áp dụng các biện pháp khắc phục phù hợp là cách hiệu quả nhất để cải thiện tình trạng này. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề nghiến răng khi ngủ, đừng ngần ngại liên hệ với Nha Khoa Trí Việt Gò Vấp qua hotline 0902327072 để được tư vấn và điều trị bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm!
------✯✯✯--------
CÔNG TY TNHH 𝐍𝐇𝐀 𝐊𝐇𝐎𝐀 𝐓𝐑𝐈́ 𝐕𝐈𝐄̣̂𝐓 SMILE
CN 1: 849 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP.HCM
CN 2: 559 Nguyễn Duy Trinh, P Bình Trưng Đông, Tp Thủ Đức, T.HCM
CN 3: 358, Dương Quảng Hàm, Phường 5, Quận Gò Vấp, TP.HCM
CN 4: 455, Thống Nhất, Phường 16, Gò Vấp, TP.HCM