THẾ NÀO LÀ BỆNH TỤT LỢI

Email: nhakhoatriviet.com@gmail.com

Hotline: 0902327072

Thời gian làm việc:

Chủ Nhật: 8:00 - 17:00 (Thứ 2- thứ 7) 08:00 - 20:00
THẾ NÀO LÀ BỆNH TỤT LỢI
23/11/2019 01:25 PM

    BỆNH TỤT NƯỚU LÀ GÌ?

     

    Bệnh tụt nướu (tụt lợi) là hiện tượng mất đi phần xi măng liên kết giữa phần lợi và chân răng. Khi lợi bị tụt thì chân răng có cảm giác như dài ra nhưng thực chất là do lợi bị khuyết thiếu. Đầu tiên là tạo cảm giác ê buốt khi ăn nhai, sau đó sẽ lan đến các răng bên cạnh và nghiêm trọng có thể dẫn tới mất răng.

     

    TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TỤT NƯỚU

     

    • Chảy máu sau khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa;
    • Nướu sưng đỏ;
    • Hơi thở có mùi hôi;
    • Đau ở nướu;
    • Nướu bị thu hẹp lại rõ rệt;
    • Lộ chân răng;
    • Răng lung lay. 

     

    NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH TỤT NƯỚU

    H ĐIỀUCẦN BIẾT TRƯỚC NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC

    Do viêm quanh răng:

    Viêm lợi, viêm quanh răng không được điều trị lâu ngày sẽ làm tụt lợi. Bệnh nhân bị tụt lợi do viêm quanh răng thường kèm theo chảy máu lợi, sưng lợi.

    Do cấu trúc răng

    Lớp xương phủ bề mặt ngoài của chân răng quá mỏng, dễ bị sang chấn dẫn tới tụt lợi. Răng mọc lệch, mọc chìa ra ngoài cung hàm cũng hay gặp tình trạng này.

    Do di truyền

    Một số tình trạng bị tụt lợi được cho là có liên quan đến di truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác.

    Đánh răng quá mạnh

    Việc đánh răng thường xuyên chưa chắc đã tốt, nếu bạn đánh răng quá mạnh men răng có thể bị hư hỏng gây ra tụt lợi.

    Vệ sinh răng miệng kém

    Khi bạn không chải răng hoặc chải răng không sạch thì mảng bám, vi khuẩn sẽ bám vào răng, góp phần gây ra tình trạng lợi bị tụt.

    Do mất răng

    Mất răng lâu ngày dẫn đến tiêu xương hàm làm teo nướu. Khi nướu ngay vị trí mất răng bị teo lại thì kéo theo vùng nướu răng bên cạnh cũng sụt xuống dẫn đến tụt lợi.

     

    CÁCH CHỮA TRỊ BỆNH TỤT NƯỚU

     

    Để điều trị bệnh tụt lợi: bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng phát triển của bệnh mới có thể đưa ra cách chữa trị hợp lý nhất. Ở mỗi giai đoạn bệnh khác nhau sẽ có cách chữa trị khác nhau.

    Giai đoạn nhẹ

    Bệnh chưa tiến triển rõ ràng, cảm giác ê buốt chưa quá mạnh thì cách chữa trị bệnh tụt lợi cực kỳ đơn giản:

    – Đánh răng nhẹ nhưng phải đúng cách để lấy sạch mảng bảm thức ăn mà không làm mòn chân răng.

    – Dùng nước súc miệng chứa Chlorhexidin, Sodium fluorid, Potassium nitrat có tác dụng giảm ê buốt và mòn chân răng.

    – Sử dụng chỉ nha khoa thay vì tăm xỉa răng, tránh làm mòn kẽ răng.

    Khi phần cổ răng bị mòn vẹt và chân răng bị lộ ra ngoài thì cách tốt nhất để khắc phục chính là trám răng thẩm mỹ hoặc thực hiện bọc răng sứ.

    Phương án này sẽ giúp làm đầy và che lấp đi phần răng bị mòn, che đi phần chân răng và ngà răng bị lộ. Khi đó tình rạng tụt lợi sẽ được khắc phục và hiện tượng ê buốt theo đó mà biến mất.

    Giai đoạn nặng:

    Tụt lợi do mất răng lâu ngày làm tiêu xương: Cần cấy ghép Implant trước, kiểm tra tình trạng khắc phục tụt lợi sau đó mới xem xét có cần ghép vạt lợi hay không.

    Bệnh tụt lợi và cách chữa trị rất đơn giản nếu bạn biết cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách. Đặc biệt là nên thực hiện khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để kiểm tra tình trạng răng miệng thường xuyên, phát hiện sớm thì sẽ có phương án ngăn ngừa đơn giản mà cực kỳ hiệu quả.

    NHA KHOA TRÍ VIỆT là một trong các nha khoa hàng đầu về uy tín, mang đến Quý khách hàng sự tự tin thoải mái với kết quả vượt trội

    Zalo
    Zalo
    Hotline