TRÁM RĂNG CÓ ĐAU KHÔNG

Email: nhakhoatriviet.com@gmail.com

Hotline: 0902327072

Thời gian làm việc:

Chủ Nhật: 8:00 - 17:00 (Thứ 2- thứ 7) 08:00 - 20:00
TRÁM RĂNG CÓ ĐAU KHÔNG
18/03/2020 04:14 PM

    TRÁM RĂNG LÀ GÌ?

    Trám răng (hàn răng) là một khái niệm phổ biến trong ngành nha khoa, được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, dịch vụ này có tốt hay không cho việc phục hình răng vẫn còn là thắc mắc của nhiều người. Để hiểu rõ hơn về giải pháp này, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất về trám răng (hàn răng) thẩm mỹ cho bạn.

    Trám răng là gì?

    Trám răng (hay hàn răng) có thể hiểu đơn giản là một thủ thuật phổ biến giúp khôi phục lại hình dáng và chức năng của những chiếc răng hư hỏng, răng sâu hoặc vỡ, mẻ… bằng một loại vật liệu nha khoa đặc biệt. Vật liệu sử dụng trám răng có thể là hợp chất kim loại hoặc nhựa Composite, điều này tùy thuộc vào nhu cầu của từng bệnh nhân và nha khoa thực hiện.

    Trước khi thực hiện ca trám răng cho bệnh nhân, điều đầu tiên bác sĩ thường làm đó là kiểm tra và loại bỏ triệt để nguyên nhân gây ảnh hưởng đến răng, sau đó những chiếc răng “bị thương” sẽ được lấp đầy khoảng trống với chất làm đầy chuyên dụng. Bằng cách này, răng sẽ được bảo vệ hoàn toàn, tránh sự xâm nhập sâu của vi khuẩn vào bên trong gây ra những bệnh lý răng miệng nguy hiểm khác. Ngoài ra, trám răng còn giúp răng trở về hình dáng ban đầu và khôi phục chức năng ăn nhai. Đồng thời, bạn cũng không cần phải lo lắng về cấu trúc răng cũng như lo sợ đau đớn và biến chứng khi răng bị mài nhỏ như phương pháp bọc răng sứ.

    Những trường hợp nào nên thực hiện trám răng thẩm mỹ?

    Mặc dù phương pháp này đem đến nhiều lợi ích như tiết kiệm thời gian thực hiện, chi phí thấp phù hợp với nhiều đối tượng, … tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng được. Việc điều trị bằng phương pháp nào còn phụ thuộc vào tình trạng răng miệng cụ thể của từng bệnh mà bác sĩ sẽ có giải pháp tối ưu nhất. Bạn có thể thực hiện trám (hàn) nếu ở trong những tình huống dưới đây:

    ·Sâu răng:

    Là bệnh lý răng miệng do vi khuẩn gây ra. Nếu quá trình chăm sóc răng miệng không được thực hiện kĩ càng, thức ăn còn sót lại trên răng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển, từ đó chúng phá huỷ men, gây sâu răng bệnh nhân. Nếu không chữa trị kịp thời, sâu răng sẽ gây đau nhức ảnh hưởng đến sức khoẻ của chính bạn.

    ·Chấn thương răng:

    Trong một số tình huống tai nạn, nếu không may răng của bạn bị gãy hoặc vỡ sẽ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, ngoài ra nếu bị thương ở răng cửa sẽ khiến gương mặt mất thẩm mỹ. Lúc này, vật liệu trám được sử dụng để tái tạo và khôi phục lại hình dáng răng ban đầu, đồng thời đảm bảo tốt chức năng ăn nhai.

    ·Mòn răng:

    Đối với thói quen xấu như hay nghiến răng khi ngủ sẽ gây ra tình trạng mòn cổ răng. Ngoài ra, chải răng sai phương pháp (chà ngang), dùng lực chải quá mạnh hoặc sử dụng bàn chải lông cứng cũng gây mòn men vùng cổ răng. Để khắc phục những hậu quả này, bác sĩ sẽ trám một lớp vào khu vực bị mòn để bảo vệ.

     

    CÁC LOẠI VẬT LIỆU TRÁM

    TRÁM RĂNG LÀ GÌ?RÁM RĂNG LÀ GÌ?

    Các loại vật liệu trám răng phổ biến

    Hiện nay trên thị trường nha khoa có 4 loại vật liệu phổ biến được sử dụng rộng rãi để trám răng, đó là:

    Vật liệu Amalgam: được cấu tạo từ hợp kim thuỷ ngân, bạc, đồng, thiếc, … là những vật liệu truyền thống được dùng từ nhiều năm trước. Chúng có độ chịu lực cao, an toàn bên trong khoang miệng và không gây kích ứng với cơ thể. Tuy nhiên, vì được làm từ hợp kim nên chúng có màu sắc không tương đồng với màu răng, nên chỉ được dùng trong trường hợp trám những răng ở vị trí trong cùng.

    Vật liệu xi măng: là một dạng hoá trùng hợp, ra đời sau Amalgam và được áp dụng phổ biến đối với những trường hợp răng có lỗ sâu gần sát với tuỷ. Ngoài ra, nó còn có tác dụng phòng ngừa bệnh sâu răng tái phát.

    Vật liệu Composite: là loại vật liệu mới, phổ biến trong những năm gần đây và được đông đảo khách hàng lựa chọn vì có tính thẩm mỹ cao, màu sắc tự nhiên gần giống răng thật. Đối với những trường hợp cần trám ở vị trí răng cửa, Composite hoàn toàn phù hợp. 

    Vật liệu Inlay/Onlay: là loại vật liệu được chế tác từ sứ nha khoa cao cấp có tính thẩm mỹ và độ bền chắc tương đương với phương pháp bọc răng sứ. Vật liệu này thường phù hợp với các trường hợp răng sứt mẻ lớn hoặc bị sâu nặng. 

     

    QUY TRÌNH TRÁM RĂNG TẠI NHA KHOA

    M CÁC LOẠI VẬT LIỆU TRÁM CÁC LOẠI VẬT LIỆU TRÁM

    – Bước 1: Đặt lịch để được ưu tiên thăm khám

    Bạn có thể đặt lịch khám, tư vấn trám răng qua website https://nhakhoatriviet.com hoặc Hotline 0902 327 072. Nhân viên tư vấn sẽ kiểm tra lịch làm việc của bạn và phản hồi lại cho bạn. Nhờ đó, bạn có thể tiết kiệm được thời gian chờ đợi, cũng như chủ động hơn trong việc thu xếp thời gian đến nha khoa.

    – Bước 2: Đến Nha khoa Trí Việt theo lịch hẹn

    Sau khi thống nhất với bạn về thời gian đến nha khoa, nhân viên tư vấn sẽ gửi thông tin lịch hẹn về điện thoại hoặc email của bạn.

    Bạn vẫn có thể đến Nha khoa Trí Việt mà không đặt hẹn từ trước. Trong trường hợp này, nếu bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân khác, bạn vui lòng chờ đến lượt.

    – Bước 3: Khám, tư vấn

    Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng của chiếc răng cần trám, lặp kế hoạch điều trị và tư vấn rõ ràng, cụ thể cho bạn.

    – Bước 4: Thanh toán dịch vụ

    Giá trám răng bằng vật liệu Composite tại Nha khoa Trí Việt là 200.000 đồng mỗi răng. Chi tiết được thể hiện trong bảng sau:

    Chi phí trên không bao gồm tiền chữa tủy. Nếu răng của bạn bị tổn thương quá nặng, đã ảnh hưởng đến tủy, gây viêm nhiễm, để phòng ngừa biến chứng về sau, bác sĩ có thể phải lấy tủy trước khi trám. Trường hợp răng sau chữa tủy quá yếu, bác sĩ sẽ chỉ định đóng chốt để giúp chúng được cứng chắc hơn.

    Sau khi thăm khám, dựa trên tình trạng răng miệng cụ thể của bạn, bác sĩ sẽ báo giá điều trị. Nếu chấp nhận thực hiện, bạn sẽ thanh toán 100% chi phí cho nha khoa.

    – Bước 5: Vệ sinh răng miệng

    Đây là một thao tác cơ bản và gần như được thực hiện trong mọi tình huống trám răng để phòng ngừa tình trạng lây nhiễm chéo.

    – Bước 6: Gây tê và thực hiện điều trị

    Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các mô răng bị sâu hỏng, chấn thương (nếu có). Để bệnh nhân không cảm thấy ê buốt, đau nhức, trước khi thực hiện.

    Thuốc tê nha khoa thường có tác dụng trong khoảng 1 – 2 giờ, nhưng quá trình trám răng thường chỉ diễn ra trong khoảng 15 – 20 phút cho mỗi răng, do đó bạn hoàn toàn có thể an tâm. Một số trường hợp trám răng thẩm mỹ, có thể không cần phải gây tê.

    Bác sĩ sẽ đắp từng lớp vật liệu trám lên trên bề mặt răng để lắp đầy các khoảng trống. Sau đó, chiếu đèn Halogel để chúng đông lại và bám cứng chắc trên bề mặt răng.

     Bước 7: Hướng dẫn chăm sóc

    Sau khi trám răng, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân những vấn đề cần chú ý khi chăm sóc, vệ sinh răng miệng tại nhà để giúp miếng trám được bền chắc.

    Trong một số tình huống đặc biệt như phải nạo sâu răng, ổ mủ, điều trị tủy… nếu cần thiết, bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau cho bệnh nhân, để hạn chế tối đa cảm giác ê buốt, đau nhức sau khi trám răng.

    Đa số các trường hợp còn lại, thông thường, bệnh nhân hoàn toàn không cảm thấy đau nhức, ê buốt sau khi trám răng.

     

    TRÁM RĂNG GIỮ ĐƯỢC TRONG BAO LÂU?

     

    Thông thường, tuổi thọ trung bình của một ca trám răng là khoảng từ 2 đến 5 năm. Tuy nhiên, kết quả này còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như sau:

     Tay nghề bác sĩ thực hiện: được xem là yếu tố quyết định quan trọng nhất đến việc trám răng tồn tại trong bao lâu. Nếu bác sĩ có tay nghề cao, thực hiện đúng quy trình và cẩn thận thì chất lượng miếng trám sẽ được đảm bảo dùng lâu hơn.

     Vị trí miếng trám: Nếu bạn trám ở vị trí răng cửa, diện tích thường rất ít nên miếng trám sẽ rất dễ bị bung, vỡ khi bạn dùng răng để cắn những vật quá cứng. Ngược lại ở những vị trí răng hàm, diện tích tiếp xúc nhiều hơn nên miếng trám sẽ ít bị bong hơn.

     Chế độ chăm sóc sau khi trám răng: Đây cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến độ bền của miếng trám. Sau khi trám răng xong, bạn nên tránh ăn những thức ăn quá nóng, quá lạnh hoặc quá cứng để bảo vệ miếng trám tốt, không bị rơi ra.

    Mặc dù, trám răng là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng răng sâu, răng vỡ hoặc mẻ giúp khôi phục tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho hàm răng. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp triệt để bởi thực chất miếng trám chỉ có tác dụng tạm thời và duy trì trong một khoảng thời gian ngắn.

    Sau thời gian sử dụng, miếng trám có thể sẽ bị bong tróc ra khỏi vị trí trám do các tác nhân bên ngoài, và lúc này vi khuẩn sẽ lại tiếp tục tấn công vào các lỗ sâu cũ để gây bệnh cho răng. Khi đó, bạn sẽ phải đi gặp bác sĩ lần nữa để trám lại.

    Để khắc phục những bất tiện trên, phương pháp bọc răng sứ đã ra đời để khôi phục và đem đến vẻ đẹp thẩm mỹ hơn cho hàm răng và nụ cười của bạn.

     

    TRÁM RĂNG CÓ ĐAU KHÔNG?

     

    Trên thực tế, việc trám răng có đau không phụ thuộc khá nhiều vào tay nghề của bác sĩ và công nghệ điều trị của nha khoa. Chính vì thế, bạn nên thực hiện ở một cơ sở nha khoa uy tín, đáng tin cậy. Bởi chỉ ở đây mới có những bác sĩ chuyên môn sâu, giàu kinh nghiệm và trang thiết bị tiên tiến, hiện đại.

    CÁCH GIẢM ĐAU BUỐT SAU KHI TRÁM RĂNG

    Như đã đề cập ở trên, trong một số tình huống đặc biệt như cần nạo sâu, ổ mủ hoặc chữa tủy trước khi trám, bệnh nhân có thể cảm thấy ê buốt sau khi thực hiện. Cảm giác này thường chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn, do đó, bạn không cần phải quá lo lắng.

    Bạn có thể giảm bớt các triệu chứng này bằng cách:

    – Tránh các loại thức ăn quá nóng, quá lạnh và thức ăn cứng sau khi trám răng

    – Chải răng với thuốc đánh răng dành cho răng nhạy cảm

    – Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ, nếu có

    NHA KHOA TRÍ VIỆT là một trong các nha khoa hàng đầu về uy tín, mang đến Quý khách hàng sự tự tin thoải mái với kết quả vượt trội

    Zalo
    Zalo
    Hotline